TIN TỨC - SỰ KIỆN TIN TỨC - SỰ KIỆN

THÍ ĐIỂM “QUẢN LÝ, PHÂN LOẠI VÀ THU GOM CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HAI BÀ TRƯNG NĂM 2024 - 2025”; HƯỚNG DẪN PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN TẠI NGUỒN
Ngày đăng 24/04/2024 | 08:47  | Lượt xem: 48

Nhằm triển khai thí điểm các giải pháp cụ thể để phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và xử lý chất thải theo các quy định của Luật bảo vệ môi trường năm 2020; Ngày 19/4/2024, UBND quận Hai Bà Trưng đã ban hành kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 19/4/2024 về thí điểm “Quản lý, phân loại và thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận Hai Bà Trưng năm 2024 - 2025”.

Việc quản lý, phân loại và thu gom chất thải rắn sinh hoạt nhằm thúc đẩy tăng trưởng tái sử dụng, tái chế chất thải, sản phẩm thải bỏ, tận dụng tối đa giá trị, kéo dài vòng đời của sản phẩm, vật liệu; giảm tối đa lượng chất thải phải xử lý. Thiết lập mô hình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn phù hợp với điều kiện cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội của Quận. Quản lý tốt nguồn chất thải, tái sử dụng hiệu quả. Giảm lượng rác thải chôn lấp, xử lý, tiết kiệm kinh phí thu gom, vận chuyển và xử lý

Thí điểm Quản lý, phân loại và thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận được chia thành 2 giai đoạn như sau:

- Giai đoạn 1 (Từ 01/04/2024-31/12/2025): Xây dựng kế hoạch thí điểm tại phường Phạm Đình Hổ, triển khai Kế hoạch thí điểm thực hiện phân loại chất loại rắn

sinh hoạt thành 04 loại: Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng tái chế; chất thải cồng kềnh; chất thải nguy hại và Chất thải rắn sinh hoạt khác còn lại. Từ đó đánh giá rút kinh nghiệm và điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp.

- Giai đoạn 2 (từ 01/01/2026): triển khai đồng bộ trên địa bàn quận.

Căn cứ vào tính chất và nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt, điều kiện đầu tư trang thiết bị, loại hình công nghệ xử lý chất thải sau phân loại; UBND quận hướng dẫn phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn thành 04 nhóm như sau (do chưa có hướng dẫn kỹ thuật và kế hoạch xử lý chất thải thực phẩm theo quy trình):

1. Nhóm chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế (gồm các loại giấy, nhựa, kim loại...)

2. Nhóm chất thải nguy hại (gồm pin, ắc quy, bóng đèn, chai lọ đựng hóa chất, sơn mực...)

3. Nhóm chất thải cồng kềnh (là vật dụng gia đình được thải bỏ có kích thước lớn như tủ, giường, nệm, bàn, ghế hoặc các vật dụng tương tự khác hoặc gốc cây, thân cây, cành cây...)

4. Nhóm chất thải rắn sinh hoạt khác còn lại bao gồm chất thải thực phẩm và chất thải rắn sinh hoạt khác sau đây gọi tắt là chất thải rắn sinh hoạt).

Sử dụng kế hoạch thu chất thải rắn sinh hoạt qua loại túi tiêu chuẩn làm cơ sở tiền đề cho việc trả phí theo lượng thải khi có văn bản hướng dẫn áp dụng tính giá theo lượng thải của thành phố.

 

Loại chất thải

Trước khi phân loại

Bao bì lưu trữ

(1) Chất thải rắn có thể tái sử dụng, tái chế

Khuyến khích giảm sử dụng và tái sử dụng. Giữ khô, sạch.

Đựng trong bao bì có sẵn hoặc túi trong suốt để giúp có thể nhìn thấy loại chất thải đựng bên trong.

(2) Chất thải cồng kềnh

Làm gọn, giảm kích thước để có thể phân loại thành nhóm chất thải có thể tái chế, tái sử dụng và nhóm CTRSH còn lại

Tự vận chuyển hoặc thuê đơn vị có thu gom chất thải này vận chuyển đến địa điểm tập kết quy định.

(3) Chất thải nguy hại

Không để lẫn với các loại chất thải khác

Tận dụng túi, hộp có sẵn

(4) Chất thải rắn sinh hoạt khác còn lại

- Làm ráo nước.

- Làm gọn cành cây, chất thải vườn có kích thước lớn

Đựng vào bao bì riêng, túi tiêu  chuẩn buộc  chặt miệng túi trước khi thải bỏ.

 

Thời gian và cách thức thu gom được các đơn vị thực hiện công tác duy trì vệ sinh môi trường thực hiện thu gom theo từng loại cho phù hợp và có hiệu quả.

Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Hai Bà Trưng