GIỚI THIỆU CHUNG GIỚI THIỆU CHUNG

LỄ HỘI KỶ NIỆM 1984 NĂM CUỘC KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG (40-2024)
Ngày đăng 20/03/2024 | 10:16  | Lượt xem: 292

Ngày 15/3/2024, tại Di tích quốc gia đặc biệt Đền - Chùa - Đình Hai Bà Trưng, Quận uỷ - HĐND - UBND - Uỷ ban MTTQ Việt Nam quận Hai Bà Trưng trang trọng tổ chức lễ kỷ niệm 1984 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-2024) để tri ân và tưởng nhớ hai vị nữ anh hùng dân tộc Trưng Trắc, Trưng Nhị, tri ân các vị tướng lĩnh tài ba, nghĩa binh trung liệt của Hai Bà.

Dự lễ kỷ niệm có các đồng chí: Nguyên Uỷ viên Bộ Chính trí, nguyên Bí thư Thành uỷ, Nguyên Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội Phạm Quang Nghị; Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến; Nguyên UV Trung ương Đảng, Nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng; Nguyên UV Trung ương Đảng, Nguyên Phó Bí thư Thành uỷ, Nguyên Chủ tịch HĐND Thành phố Hà Nội Ngô Thị Doãn Thanh; Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hiền. Tham dự có Uỷ viên Ban Thường vụ Thành uỷ, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam Thành phố Nguyễn Lan Hương; Uỷ viên Ban Thường vụ Thành uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND Thành phố Phùng Thị Hồng Hà; Thành uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của thành phố; các đồng chí lãnh đạo quận Hai Bà Trưng cùng các phòng, ban ngành quận, các phường... và đông đảo Nhân dân. Tại buổi lễ, các đại biểu cùng khách thập phương, người dân địa phương đã thực hiện nghi thức dâng hương tưởng nhớ công đức của Hai Bà Trưng cùng các vị tướng lĩnh.

Thay mặt Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân quận Hai Bà Trưng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận Nguyễn Thị Thu Hiền đã ôn lại truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm và tinh thần yêu nước của Hai Bà.

Các đồng chí đại biểu Trung ương, Thành phố và Quận tham dự Lễ chào cờ

Năm 40 sau Công nguyên, Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị đã giương cao ngọn cờ tụ nghĩa, kêu gọi hào kiệt bốn phương, Nhân dân cả nước đứng lên đánh đuổi giặc Hán đô hộ. Chỉ trong một thời gian ngắn, Hai Bà Trưng đã đánh chiếm được 65 huyện thành (toàn bộ lãnh thổ nước Việt hồi đó). Thái thú Tô Định phải bỏ chạy về nước, chấm dứt ách đô hộ hà khắc của nhà Đông Hán ở Việt Nam.

Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận Nguyễn Thị Thu Hiền ôn lại truyền thống
đấu tranh chống giặc ngoại xâm và tinh thần yêu nước của Hai Bà Trưng

 

Đất nước được giải phóng, Trưng Trắc được tướng sỹ và Nhân dân suy tôn lên ngôi Vua, lấy hiệu là Trưng Nữ Vương, định đô ở Mê Linh.

Đại biểu Trung ương, Thành phố và Quận tham dự Lễ dâng hương 

Lên ngôi được 3 năm, vào năm 43 sau Công nguyên, quân giặc lại tràn sang đất nước ta một lần nữa, Hai Bà Trưng tiếp tục lãnh đạo quân và dân chống giặc.

Màn nghệ thuật truyền thống tại Lễ hội

Màn múa Lân - Sư - Rồng tại Lễ hội

Màn biểu diễn Trống hội tại buổi lễ

Tại buổi lễ kỷ niệm, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận Nguyễn Thị Thu Hiền - Phó Chủ tịch UBND quận phát biểu: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam, in đậm trong tình cảm mỗi người dân Việt như một huyền thoại. Hai Bà Trưng là biểu tượng của ý chí vươn lên và tinh thần quật khởi “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” của phụ nữ Việt Nam.

Đại biểu Trung ương, Thành phố và Quận cùng chụp ảnh lưu niệm tại Lễ hội

Bên cạnh các nghi lễ truyền thống được tổ chức trang trọng thì các hoạt động văn hóa, văn nghệ tại lễ hội cũng diễn ra sôi nổi: các chương trình biểu diễn nghệ thuật, các trò chơi dân gian như nặn tò he, múa rồng, nhảy bao bố, thi đấu võ thuật, viết thư pháp... Nhân dịp này, quận Hai Bà Trưng cũng tuyên truyền, ra mắt cuốn cẩm nang du lịch "Quận Hai Bà Trưng - Điểm đến văn hoá, năng động, sáng tạo" tới đông đảo người dân và khách thập phương.

Lê Thanh Nga - Phòng Văn hóa và Thông tin quận